Tea Tree Oil (Tinh Dầu Tràm Trà)

Tea Tree Oil (Tinh Dầu Tràm Trà)

Tea tree oil hay còn được gọi với cái tên quen thuộc hơn là tinh dầu tràm trà. Loại tinh dầu này được chiết xuất từ một loài thực vật có nguồn gốc tại Úc có tên khoa học là Melaleuca alternifolia. Thành phần này đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền tại Úc để điều trị ho, chữa lành vết thương và giúp làm dịu vết sưng tấy.

Trong lĩnh vực mỹ phẩm, Tea tree oil thường được biết đến với một chất hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm. Thành phần chính thể hiện được tác động trên trong dầu tràm trà là terpinen-4-ol. Hàm lượng chất này tại các nơi sản xuất là khác nhau, tuy nhiên, theo Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO 4730:2017), TTO sử dụng trong công nghiệp mỹ phẩm phải có hàm lượng terpien-4-ol tối thiểu là 35% [1].

Thành phần tea tree oil sử dụng trong mỹ phẩm

Công dụng của thành phần Tea Tree Oil

Thành phần tea tree oil thường xuất hiện trong các dòng mỹ phẩm mang lại nhiều lợi ích với làn da như:

  • Giảm kích ứng: Tinh dầu tràm trà có thể giúp làm dịu da khô, giảm ngứa và kích ứng. Thậm chí, thành phần này còn được đánh giá cao hơn kẽm oxit và clobetasone butyrate trong việc giảm các triệu chứng trong bệnh chàm [2].
  • Kiềm dầu: Một nghiên cứu nhỏ năm 2016 cho thấy những người sử dụng kem chống nắng có chứa thành phần tea tree oil trong 30 ngày có sự giảm tiết dầu đáng kể. Vì vậy tinh dầu tràm trà thường xuất hiện trong rất nhiều sản phẩm skincare dành cho da dầu, mụn.
  • Giảm ngứa: Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy khả năng giảm ngứa da (vùng mí mắt) của một loại thuốc mỡ có chứa 5% tea tree oil. Trong số 24 người tham gia, 16 người đã dứt điểm tình trạng ngứa và 8 người còn lại nhận thấy mức độ ngứa được cải thiện đáng kể.
  • Giảm mụn: Terpinen-4-ol trong tinh dầu tràm trà là thành phần mang lại hoạt tính kháng khuẩn P.acnes và giảm viêm da [3], [4], [5]. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2007 nhận thấy 5% gel tea tree oil mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị mụn trứng cá mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Làm lành vết thương: Theo nghiên cứu năm 2013, tinh dầu tràm trà thúc đẩy chữa lành vết thương ở 9/10 người thử nghiệm. Tốc độ hồi phục nhanh hơn đáng kể so với nhóm đối chứng sử dụng phương pháp điều trị thông thường không chứa Tea tree oil.

Nồng độ thành phần Tea Tree Oil được cho phép sử dụng

Hiện nay chưa có quy định nào về nồng độ tối đa của tea tree oil được phép sử dụng trong mỹ phẩm. Theo The Federal Institute for Risk Assessment – một viện khoa học chuyên đánh giá rủi ro tại Đức đã khuyến cáo sử dụng thành phần Tea tree oil với nồng độ tối đa là 1% [6].

Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các nghiên cứu về tác dụng giảm viêm và kháng khuẩn đều được thực hiện với nồng độ từ 5% tea tree oil. Bên cạnh đó, hầu hết các sản phẩm có sẵn trên thị trường cũng được sản xuất ở nồng độ này. Vì vậy tốt nhất, trước khi sử dụng nên làm “patch test” một lượng nhỏ trên da và theo dõi phản ứng dị ứng trước khi sử dụng diện rộng.

Nếu bạn mua sản phẩm tea tree oil tinh khiết (100%), trước khi sử dụng hãy pha loãng chúng trong các loại dầu nền an toàn như dầu jojoba, dầu hạnh nhân, dầu dừa,… Tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc đọc hướng dẫn sử dụng để tìm hiểu về cách pha loãng trong từng loại dầu cụ thể. Trong các sản phẩm bôi ngoài da có chứa thành phần tea tree oil đã được kiểm duyệt và chứng minh an toàn, không cần thực hiện bước pha loãng trên.

(Nguồn: Healthline)

Lưu ý khi sử dụng thành phần Tea Tree Oil

Tác dụng phụ thường gặp của Tea Tree Oil

Thành phần Tea tree oil nhìn chung được đánh giá là an toàn với hầu hết mọi người khi sử dụng ở nồng độ <5%. Tuy nhiên, trên thực tế cũng ghi nhận một số trường hợp bị viêm da tiếp xúc, kích ứng hoặc dị ứng khi sử dụng thành phần này. Sử dụng tinh dầu tràm trà nồng độ cao (không pha loãng) có thể gây ra mẩn đỏ, nổi mề đay và thậm chí phát ban.

Tea tree oil chỉ nên bôi ngoài da, tránh xa tầm tay của trẻ em. Khi uống phải thì các thành phần trong loại dược liệu này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: lú lẫn, rối loạn khả năng phối hợp cơ, khó thở và hôn mê. Dữ liệu an toàn và kinh nghiệm sử dụng Tea tree oil trên phụ nữ có thai và cho con bú rất hạn chế [7].

(Nguồn: Healthline)

Thành phần Tea Tree Oil có trị sẹo mụn không?

Một nghiên cứu thống kê được thực hiện năm 2015 cho thấy tác động trị sẹo mụn từ tea tree oil là chưa rõ ràng. Nói

chung, tinh dầu tràm trà có thể giảm sự hình thành sẹo lồi và tăng tốc độ làm lành vết thương. Tuy nhiên, đa số sẹo mụn thuộc nhóm sẹo không lồi (phát triển bên dưới bề mặt da).

Thành phần Tea Tree Oil có phải trà xanh không?

Khi nhìn vào từ “tea” trong bảng thành phần, nhiều người hay nhầm lẫn giữa tinh dầu tràm trà và chiết xuất trà xanh. Đây thực tế là 2 chiết xuất hoàn toàn khác nhau.

  • Tinh dầu tràm trà: Thường xuất hiện với các tên như Tea Tree Oil hay Melaleuca Alternifolia (Tea Tree) Leaf Extract, được chiết xuất từ cây Melaleuca Alternifolia có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt.
  • Chiết xuất trà xanh: Thường xuất hiện với tên Green tea được chiết xuất từ cây Camellia sinensis thể hiện khả năng chống oxy hóa ưu việt.

Một số sản phẩm chứa thành phần Tea Tree Oil tốt nhất

Kem dưỡng Pretty Skin Hydra B5 Derma Repair Cream

Kem dưỡng phục hồi và dưỡng trắng Pretty Skin Hydra B5 Derma Repair Cream là sự kết hợp hoàn hảo giữa 4 thành phần: Niacinamide, Hyaluronic acid, Dexpanthenol và Chiết xuất rau má. Sản phẩm giúp cấp ẩm tối ưu, giảm kích ứng, làm dịu và tăng khả năng phục hồi da sau lộ trình điều trị.

Pretty Skin Hydra B5 Derma Repair Cream chính hãng

Gel rửa mặt Cosrx tràm trà

Cosrx là một trong những thương hiệu chuyên sản xuất các dòng mỹ phẩm cho da dầu mụn. Thương hiệu này thường xuyên sử dụng các hoạt chất kháng viêm, tẩy tế bào chết đánh sâu vào các cơ chế dẫn đến bít tắc và viêm nhiễm lỗ chân lông. Gel rửa mặt Cosrx là một trong những dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất của thương hiệu này. Ngoài Tea tree oil, sản phẩm còn chứa thêm các hoạt chất cấp ẩm để chống mất nước cho da sau khi sử dụng.

Gel rửa mặt Cosrx giảm mụn
Gel rửa mặt Cosrx giảm mụn

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của thành phần Tea Tree Oil trong mỹ phẩm. Tuy vẫn còn nhiều tranh cãi tuy nhiên không thể phủ nhận khả năng kiềm dầu của hoạt chất này. Nếu sử dụng hợp lý, cấp ẩm đầy đủ hoàn toàn có thể đem lại làn da sạch mụn như mong đợi. Tham khảo thêm các bài viết mới nhất của Dược sĩ GenZ để cập nhật các kiến thức chăm sóc da khoa học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *