Bị Quá Tải Khi Học Dược Phải Làm Sao?

bị quá tải khi học Dược phải làm sao

Có bạn sinh viên Dược nào ghé thăm nơi này, đã từng hoặc đang cảm thấy bão hòa, quá tải khi học Dược chưa? Cảm giác khi bản thân thức khuya trắng mấy đêm dài nhưng đi thi thì suýt rớt, những ngày học thực tập mang lại nhiều trăn trở vì sợ những câu hỏi đánh đố của thầy cô hay nhìn thấy mấy đứa bạn không học nhiều mà đã vẫn cao trong khi mình bán sống bán chết chỉ để nhận lại con điểm trung bình. Những khoảnh khắc như vậy đã bao giờ trở thành một cơn “ác mộng” nhụt chí bạn trên con đường trở thành Dược sĩ tương lai chưa?”

Quá tải khi học Dược – chuyện không của riêng ai

Thật ra thì mình cũng vậy, khoảng cách từ cấp 3 lên đại học là quá lớn và việc học không hiệu quả, điểm thi lẹt đẹt đã từng khiến mình phải tự vấn, đến nỗi còn đắn đo không biết chuyển trường hay không. Nhưng giờ đây, khi đã bước chân vào những năm cuối đại học, mình tự tin nói rằng đã vượt qua chính giới hạn bản thân và thậm chí chuyển từ đắn đo sang đam mê, yêu thích với chuyên ngành này. Sau đây chính là những khó khăn mình từng gặp phải và kinh nghiệm của mình đã vượt qua nó như thế nào.

» Có thể bạn quan tâm: Phương Pháp LOCI Giúp Học Thuộc Mọi Slide (Phần 1)

Kiến thức quá dày đặc trong một buổi học

Người ta hay nói: “ Nếu ban đêm mà thấy nhà ai còn sáng đèn với chồng sách bên cạnh thì chắc chắn là sinh viên Y Dược. “ Đặc thù của ngành chúng ta đòi hỏi phải học rộng, hiểu biết nhiều để có chuyên môn cao và mình chắc chắn sinh viên năm nhất nào cũng phải choáng ngợp với lượng kiến thức đồ sộ này.

Nhưng các bạn hãy để ý rằng, thầy cô soạn slide bài giảng không bao giờ là ngẫu nhiên, tất cả mọi thứ đều được sắp xếp theo thứ tự logic và rành mạch nhất để các bạn có thể hiểu một cách chi tiết và cặn kẽ nhất đến nỗi trích lời thầy cô nói “ Chỉ cần nghe giảng trên lớp hôm nay tụi em về nhà khỏi học cũng được. “ Tuy nhiên, mỗi thầy cô đều có cách sắp xếp nội dung khác nhau nên các bạn cũng tinh ý với bài giảng nhé, kiến thức có thể nhiều nhưng với với cấu trúc rành mạch, logic chắc chắn các bạn sẽ qua môn được thôi!

Một buổi học Bào chế trong phòng thí nghiệm
Một buổi học Bào chế trong phòng thí nghiệm

Áp lực với buổi học trong phòng thí nghiệm

Nếu khoa Dược là nhà, phòng thí nghiệm sẽ là phòng ngủ. Đối với sinh viên Dược, thực hành tại phòng thí nghiệm là một phần không thể thiếu trong 5 năm học. Tuy nhiên, không phải các bạn sinh viên Dược nào cũng có thể qua được “cửa ải” này vì độ khó đặc thù của nó với rất nhiều chi tiết, cẩn trọng đến từng thao tác và kiến thức chuyên ngành có trong từng câu văn. Mình cũng sợ phòng thí nghiệm, nhưng khi nghiệm ra rằng: 

  1. Mọi thứ liên quan đến bài giảng phải coi kỹ ở nhà.
  2. Phải để ý từng thao tác, từng công đoạn làm máy hay dụng cụ đều có ý nghĩa của nó và nhiệm vụ mình phải tìm ra lý do.
  3. Để dễ hình dung ra buổi thực hành mình phải xem video bài giảng trước để nắm sơ bộ công việc sẽ làm trong phòng thí nghiệm.
  4. Chủ động lên, phải xông xáo với mọi việc dù có vụng về hay khéo léo đến đâu, khi mình chưa làm mình thấy sợ nhưng khi đã làm chắc chắn nỗi sợ sẽ vơi đi rất nhiều.

Đây là những kinh nghiệm của mình đã tích góp trong suốt hành trình 5 năm học Dược và mình mong những tips trên sẽ giúp các bạn vững tin vào bản thân hơn để học tốt, có nền tảng chuyên môn trở thành một Dược sĩ sau này.

» Đọc thêm: Bị Quá Tải Khi Học Dược Phải Làm Sao? (Phần 2) 

Nhưng đó mới chỉ là những khởi đầu nhỏ trên hành trình thay đổi cách học của sinh viên khoa Dược thôi, để đạt được điểm tốt hay trở thành “học bá” trường Y Dược cho bố mẹ tự hào, các bạn hãy đón chờ các blog tiếp theo của mình trên Dược sĩ GenZ nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *