Cách đánh đề trắc nghiệm bằng… một cái thang? (Phần 2)

Thang đo Bloom

“Để hiểu cách ra đề một người, chúng ta phải trở thành người đó.” – Phúc tự học, 2024

Làm trắc nghiệm ABCD – hay tên gọi dân dã hơn là đánh đề, được coi là một “đặc sản” vì nó đã trở thành một phần không thể thiếu của sinh viên Y Dược. Song hành với hình thức vấn đáp và tự luận, trắc nghiệm dường như là lựa chọn tối ưu của tất cả bộ môn vì sự đơn giản và tiện lợi trong việc đánh giá kiến thức của sinh viên. Để làm được việc đó, người ra đề hay là các giảng viên, đã phải trải qua nhiều đợt tập huấn về tạo các câu hỏi làm sao để ngắn gọn nhưng vẫn hiệu quả. Chính vì thế, các giảng viên đã được giới thiệu tới Thang đo Bloom (đã được nhắc đến ở phần 1).

Thang đo Bloom
Thang đo Bloom

Thông qua thang đo Bloom, chúng ta có thể thấy rằng việc kiểm tra kiến thức có thể được thực hiện thông qua 7 cách chọn. Và mỗi cách yêu cầu sinh viên phải có độ thông hiểu về kiến thức khác nhau. Tuy nhiên, kiến thức đó vẫn không đổi. Vì vậy giảng viên khi ra đề có thể cùng một thông tin nhưng có thể tạo ra 7 câu hỏi khác nhau. Ví dụ như trong Dược cổ truyền, chúng ta có thông tin sau:

Nhân sâm

Dùng rễ của cây Nhân sâm (Panax ginseng), họ Ngũ gia bì (Araliaceae)

Vị ngọt, đắng, tính bình

Quy kinh: Phế, Tỳ

TPHH: saponin, acid amin

Công năng: đại bổ nguyên khí, an thần ích trí

Chủ trị:

  • Suy nhược cơ thể, ho suyễn do Phế hư, Tỳ Vị hư, tiêu chảy thuộc nhiệt, nội nhiệt tiêu khát, liệt dương, suy tim kiệt sức
  • Mất ngủ, tim hồi hộp, tăng khả năng làm việc trí óc

Kiêng kị: Không được dùng phối hợp với Lê lô, Ngũ Linh chi

Đối với mức độ ghi nhớ, thầy cô có thể hỏi ” Nhân sâm thuộc nhóm thuốc gì?” và cho ABCD. Đây là mức độ cơ bản nhất vì chỉ yêu cầu bạn ghi nhớ thông tin.

Đối với mức độ Hiểu (hay thường gặp), đề bài yêu cầu chúng ta phải có mức độ thông hiểu sâu hơn với kiến thức. Ví dụ, “Nhân sâm có tính chất an thần ích khí, đại bổ nguyên khí.Vì sao?”

Đối với mức độ áp dụng, chúng ta phải có cái nhìn bao quát hơn là chỉ với thông hiểu. Bây giờ người ta sẽ cho “Một vị thuốc có tính chất an thần ích khí, đại bổ nguyên khí. Hỏi đây là nhóm thuốc gì?”

Đây là 3 mức độ thường thấy nhất trong các bài thi trắc nghiệm, tuy nhiên phân tích đánh giá cũng có, nhưng nó sẽ yêu cầu phức tạp hơn.

Đối với dạng bài phân tích và đánh giá, đề bài có thể cho một thang thuốc, và yêu cầu chúng ta phải phân tích thêm thuốc này phù hợp không, rồi thuốc này có phù hợp với các đối tượng đặc biệt,…

Cuối cùng, với việc sáng tạo, theo ý kiến cá nhân đây là một phần dành riêng cho các anh chị đã đi làm rồi, vì ở đây tác giả vẫn là sinh viên nên chắc đợi vài năm nữa sẽ viết được bài về mức độ Sáng tạo này. Nói vậy chứ, học cách đánh trắc nghiệm chỉ là một phần rất nhỏ trong quá trình học tập những năm tháng đại học của sinh viên, tác giả thì cũng tìm được thang đo Bloom của cuốn sách “Học cách học” của Barbara Oakley là một giáo sư về nghiên cứu học tập, ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp nữa trong cuốn sách mà các bạn có thể tham khảo.

Phương pháp học để sống sót trong môi trường Y Dược là một cái gì đó nghe đơn giản nhưng thật ra rất phức tạp, tác giả cũng đã trải nghiệm rất nhiều và đúc kết qua các bài blog của Dược sĩ Gen Z. Nếu có nhã ý rất mong được các bạn tham khảo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *