Đấu Thầu Thuốc – TDV ETC Nhất Định Phải Biết (Phần 1)

Đấu thầu thuốc - Dược sĩ GenZ
“Trình Dược Viên (TDV) là một trong những ngành nghề được sinh viên Dược apply nhiều nhất sau khi ra trường bởi vì đơn giản là thu nhập cao :)) Ở đây mình dùng từ “thu nhập” chứ không dùng từ “lương” vì thực tế tiền hoa hồng có thể cao gấp nhiều lần so với lương cứng (một số nơi thậm chí còn không có lương cứng).”

Tại sao tiêu đề là đấu thầu thuốc mà mình lại nhắc đến nghề Trình Dược Viên nhỉ? Bởi vì đây là hoạt động mà Trình Dược Viên ETC nào cũng phải biết rõ để có thể thăng tiến nhanh chóng. Ai càng hiểu sâu sắc về quy trình đấu thầu thuốc và có mối quan hệ tốt với các vị tiền bối tại bệnh viện thì càng có cơ hội thắng lớn (Và mình có biết những bạn đi làm trình từ thời sinh viên, vừa ra trường mua ô tô… Rất tiếc không phải mình).

Lưu ý: Trong nội dung bài viết này mình sẽ nói những gì khái quát nhất, cơ bản nhất để bạn hiểu rõ hoạt động đấu thầu thuốc là thế nào. Một số câu từ có thể không chuyên sâu hay chuẩn như các Thông tư và Luật ban hành, bạn có thể đọc chi tiết thêm ở các đường link mình để trong bài. Thống nhất vậy nhé!

Trình dược viên ETC và OTC cái nào sướng hơn?

TDV ETC hay là còn gọi là “Trình Dược bệnh viện” là con đường mà những Dược-Er ra trường hay chọn nhất. Trái lại, trình dược viên OTC sẽ không vào bệnh viện mà mục tiêu là các nhà thuốc để giới thiệu sản phẩm.

Trình dược viên ETC phải làm việc trực tiếp với các khách vip
Trình dược viên ETC phải làm việc trực tiếp với các khách vip

Sở dĩ dân dược hay chọn ETC là vì nhiều người nghĩ rằng trình ETC sẽ nhàn hơn là trình OTC (trước đây mình cũng vậy ^^). Thử nghĩ mà xem chỉ cần quen biết trong bệnh viện, mỗi lần họ mua có thể đến hàng trăm nghìn viên thuốc. Mình đã từng có một phép tính nhẫm như vầy trong thời sinh viên: “Giả sử mỗi viên thuốc chỉ đáng giá 5000đ và hoa hồng bạn nhận được là 5%/tháng thì tối thiểu mỗi tháng tại 1 bệnh viện bạn sẽ có thêm TỐI THIỂU là 25 triệu chưa tính lương cứng” WOW! Mơ đẹp thật! Tỉnh lại :)))

Thực tế không có ai trả cho bạn nhiều tiền để thuê bạn để làm một việc dễ dàng. Thật sự mình vẫn khuyến khích các bạn nên chọn Trình ETC hơn vì nó sẽ tận dụng được lợi thế chuyên môn Dược của bạn.

» Đọc thêm: Phương Pháp LOCI Giúp Học Thuộc Mọi Slide (Phần 1)

Việc trải qua quy trình đấu thầu thuốc (đọc hết bài này sẽ rõ) căng thẳng hơn rất nhiều so với việc chỉ giới thiệu thuốc cho nhà thuốc. Trong trình ETC, người bạn phải làm việc trực tiếp là các bác sĩ và thậm chí là các trưởng Khoa tại bệnh viện. Do đó một người bình thường không qua đào tạo ngành Dược rất khó để thực hiện được. Tuy nhiên, bạn chỉ được tham gia đấu thầu khi có nhiều năm trình ETC kinh nghiệm và quen biết được nhiều tiền bối lớn tại địa bàng.

Trái lại trình OTC thì một bạn học kinh tế, thành thạo kỹ năng giao tiếp và thuyết phục hoàn toàn có thể “lụm nhẹ” các Dược-er. Theo góc nhìn cá nhân mình thấy điều này cũng khá dễ hiểu – Các bạn học kinh tế kia có môi trường học tập năng động hơn so với sinh viên Dược suốt ngày ôm đèn sách như bọn mình.

Đấu thầu thuốc là cái của nợ gì đây!

Chời ơi! Đến giờ mà bạn vẫn chưa biết đấu thầu thuốc là gì … thì cũng bình thường! Thời sinh viên mình cũng chả quan tâm “cái quỷ” này bao giờ! Nhưng đó cũng là điểm khiến mình bị tuột lại, chậm hiểu thế giới trình dược hơn so với những bạn thích tìm tòi về nó. Thật lòng nhé, nếu tình cờ bạn dính seeding để đọc được những kiến thức này thì mình hy vọng bạn sẽ trân trọng nó hơn mình ^^

Mình đã từng hối hận vì không quan tâm đến những kiến thức này
Mình đã từng hối hận vì không quan tâm đến những kiến thức này

Đấu thầu thuốc chính là đấu với người khác để thầu (bán) được thuốc vào bệnh viện. Tức là ông bệnh viện sẽ mở các cuộc thi đấu gọi là “mời thầu”, ông này là người chủ trì tạo ra danh sách những thuốc được tham dự và điều kiện thi đấu. Thí sinh đến dự thi là các nhà cung cấp thuốc, sau khi đọc xong thể lệ thi đấu nếu thấy phù hợp về hoạt chất, điều kiện yêu cầu thì join vào. Thí sinh nào thỏa mãn nhiều tiêu chí về chất lượng và giá cả nhất thì được win.

Nghe đơn giản phải hông, chỉ cần thuốc mình xịn với giá tốt là được mà! Ừ đúng rồi! Xong rồi bán không lời đồng nào công ty lỗ vốn suy thoái kinh tế quốc gia luôn >< Để bán mà vẫn duy trì được lợi nhuận với một thị trường cạnh tranh khóc thiệt như bây giờ, nghệ cả củ đấy!

Đấu thầu dễ chỗ nào?

Dễ gãy!

Mình tóm tắt lại một xíu nha: bệnh viện sẽ mời thầu – nhà cung cấp thuốc sẽ dự thầu và thí sinh nào điểm cao nhất sẽ “trúng thầu”. Vậy… điểm tính như thế nào? Hiểu đơn giản nó giống như việc đi thi tại trường Dược, bao gồm:

+ Thi giữa kỳ (chiếm < 30% kết quả): Hồ sơ kỹ thuật của thuốc đạt 7 7 49 tiêu chuẩn mà bệnh viện đề ra thì sẽ đạt điểm cao.

+ Thi cuối kỳ (Chiềm > 70% kết quả): Giá rẻ, giá rẻ và giá rẻ là được. Dù gì thì đấu thầu cũng để chọn ra người có giá tốt nhất nhằm mục đích tiết kiệm chi phí cho bệnh viện mà.

Vẫn còn dễ hiểu ha, cái phức tạp đó là “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Bây giờ ví dụ bạn là một người có giọng hát hay, nhưng toàn Việt Nam chỉ mở cuộc thi khiêu vũ thì bạn có đất diễn không? Tương tự vậy, nếu bạn bán thuốc Minoxidil mà không có bệnh viện nào mời thầu thuốc này thì bạn dự thầu thế nào?

Không có nhu cầu thì làm sao cung cấp sản phẩm đây?
Không có nhu cầu thì làm sao cung cấp sản phẩm đây?

Thông thường bệnh viện sẽ phải lên danh sách các thuốc cần mời thầu trước một thời gian rất dài trước ngày phiên đấu thầu thuốc diễn ra (thường khoảng 1 năm). Những nhà cung cấp thuốc có hoạt chất, dạng bào chế, hàm lượng, và nhiều yếu tố khác phù hợp với danh sách này sẽ gửi đơn dự thầu và chờ kết quả. Tất cả những điều trên sẽ được đề cập rất chi tiết, chuyên sâu và chuẩn tại Thông tư 15 của Bộ Y Tế.

» Đọc thêm: Học thực tập hiệu quả bằng phương pháp... Giàn giáo?

Vậy vấn đề là làm sao để người ta làm ra cái danh mục thuốc thầu (danh sách mà mình nhắc ở trên) có chứa hoạt chất, dạng bào chế, hàm lượng,… mình đang bán. Theo lý thuyết thì danh mục thuốc thầu sẽ dựa trên nhu cầu điều trị của bệnh viện. Còn thực tế thì 99,99% là dựa vào mối quan hệ :))) Người ta có thể mua hoạt chất của mình để thay thế một hoạt chất cùng công dụng để điều trị một loại bệnh nào đó mà ^^ Cái quan trọng là cái người lên danh mục đó là “Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực bệnh viện” hay là Trưởng Khoa Dược bệnh viện. Nhắm làm quen được hông? Không được thì say gút bai luôn!

Chắc là bài viết này mình chỉ chia sẻ đến đây thôi để các bạn đỡ nản. Mình chắc chắn sẽ giải thích tiếp những phần sâu hơn ở những phần sau hơn :))) Một điểm lưu ý nhỏ trước khi kết bài: những thông tin này các bạn sẽ học rất rõ ràng ở môn DƯỢC BỆNH VIỆN tại trường nên là lưu ý nhé. Theo dõi Dược sĩ GenZ để biết thêm những kiến thức ngành Dược thú vị nha!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *